'Soi' trước xe giá rẻ sắp về VN của Hyundai

Posted: Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

(VTC News) – Mẫu xe nhỏ giá mềm Hyundai i10 Grand được cho là sẽ ra mắt tại Việt Nam trong tháng 11 có gì đáng chú ý?







» Chốt giá sốc, Hyundai Accent mới có ‘đè’ Ford Fiesta?
» Xe giá rẻ 130 triệu đồng của Hyundai có gì?

Theo các nguồn tin rò rỉ từ đại lý, mẫu xe nhỏ Hyundai i10 Grand vừa trình làng ở thị trường Ấn Độ sẽ tới tay khách hàng Việt trong 1-2 tháng tới.

Nếu tại Ấn Độ, mẫu xe này có 2 phiên bản động cơ máy dầu 1,1 lít và máy xăng 1,2 lít cùng mức giá từ 6.400 đến 9.500 USD thì về Việt Nam i10 Grand có thể sẽ có tới 3 phiên bản 1.0 MT, 1.0 AT và 1.2 AT.








Hyundai i10 Grand
Xe giá rẻ Hyundai i10 Grand được bật mí là sẽ về Việt Nam trong tháng 11. 

Theo các đại lý, dòng xe này sẽ có 6 màu sơn gồm: bạc, trắng, đỏ, cam, vàng, xanh. So với mẫu i10 đang có trên thị trường, i10 Grand có nhiều nét mới hiện đại hơn với cụm lưới tản nhiệt cỡ lớn, cản trước thiết kế thể thao và đèn xi-nhan LED trên gương chiếu hậu.


Xe cũng có kích thước lớn hơn trước với chiều dài nhỉnh hơn 80 mm, rộng thêm 65 mm. Riêng chiều cao xe bị giảm xuống 50 mm so với phiên bản cũ còn chiều dài cơ sở chỉ lớn hơn 5 mm.

Xem chi tiết xe giá rẻ Hyundai i10 Grand


Nội thất xe khá hiện đại và có nhiều tiện nghi. Xe trang bị vô-lăng 3 chấu tích hợp điều khiển âm thanh và chuyển số, đầu MP3 với ổ cứng dung lượng 1 GB, cổng USB. Phiên bản cao cấp còn có chìa khóa thông minh, camera lùi.


Thông số kỹ thuật của mẫu xe này khi về Việt Nam chưa được công bố còn phiên bản máy xăng phân phối tại Ấn Độ được trang bị động cơ Kappa dung tích 1,2 lít cho công suất 83 mã lực tại vòng tua 6.000 vòng/phút và mô-men xoắn 116 Nm tại vòng tua 4.000 vòng/phút đi cùng hộp số sàn 5 cấp hoặc tự động 4 cấp.

Xem chi tiết xe giá rẻ Hyundai i10 Grand


Hệ thống an toàn trên xe được trang bị khá đầy đủ so với một mẫu xe nhỏ giá rẻ với hệ thống chống bó cứng phanh ABS, hai túi khí và cảm biến lùi cho bản cao cấp.

Cho tới nay, nhà phân phối Hyundai Thành Công vẫn chưa tiết lộ bất kì thông tin chính thức nào về mẫu xe này.

Khánh Hòa

Từng đến Việt Nam, điệp viên 007 dùng các siêu xe gì?

Posted: by Unknown in Nhãn:
0

(VTC News) – Từng quay các cảnh truy đuổi gay cấn ở TP HCM, siêu điệp viên 007, James Bond xài những siêu xe gì trong loạt phim nổi tiếng thực hiện suốt 50 năm qua?







» “Chán” Aston Martin, điệp viên 007 chơi xe máy Honda
» Xem siêu xe độ chẳng giống ai, hét giá cắt cổ
» Ngắm dàn xe cảnh sát 'khủng' nhất thế giới


Tập phim đầu tiên trong series phim nổi tiếng này được quay từ tháng 10 năm 1962 và cho tới nay đã có 23 tập phim.


Có rất nhiều tài tử nổi tiếng đã vào vai siêu điệp viên và mang tới cho vai diễn này những phong thái, ấn tượng khác nhau. Dù vậy, song hành với siêu điệp viên này thường xuyên là những mẫu xe độc đáo và mạnh mẽ.

Hãy cùng điểm lại những dòng xe đã gắn bó với siêu điệp viên này trên màn ảnh rộng:







Điệp viên 007
Siêu điệp viên James Bond từng có những cảnh quay ấn tượng tại Việt Nam. Ảnh MSN 
- Chiếc xe nổi tiếng nhất của điệp viên James Bond là mẫu Aston Martin DB5 trong tập phim Goldfinger. Để thực hiện tập phim này, hãng xe Anh Aston Martin đã tài trợ hai siêu xe với thiết kế riêng và mẫu xe này đã cùng với diễn viên Sean Connery thực hiện nhiều pha rượt đuổi ấn tượng tại Thụy Sĩ.


Sau khi tham gia đóng phim chiếc xe đã được trưng bày và sau đó được bán với giá 2,6 triệu bảng Anh, tương đương với gần 4,2 triệu USD trong năm 2010.


- Mẫu xe thứ 2 xuất hiện trong tập phim đầu về siêu điệp viên này là Toyota 2000GTs mui trần. Được biết, Toyota đã sản xuất đúng 2 chiếc 2000 GT mui trần và để phục vụ cho bộ phim này. Trong phim chiếc xe được viên cảnh sát Nhật Aki lái để giúp James Bond trốn thoát khỏi nhà máy hóa chất Osato.


- Chiếc xe thứ 3 cũng góp mặt cùng diễn viên Sean Connery là mẫu Ford Mustang Mach 1. Tuy nhiên, sự xuất hiện của mẫu xe này bị chê vì có lỗi về xử lý kỹ xảo. Trong phim chiếc Mustang đã tham gia một màn rượt đuổi ngoạn mục trong một ngõ hẹp và phải di chuyển bằng hai bánh nhưng khi mới vào ngõ, xe đi bằng hai bánh bên phải nhưng khi ra khỏi ngó chiếc xe lại đi bằng hai bánh bên trái.








Điệp viên 007
Toyota từng sản xuất đúng 2 chiếc 2000 GT mui trần để quay phim về điệp viên 007. 
- AMC Hornet là một chiếc xe thú vị từng xuất hiện trong loạt phim này. Chiếc xe đã tạo nên một trong những màn bay xe mạo hiểm nhất của Bond khi bay qua cây cầu bị gẫy tại Thái Lan. Chỉ cần diễn đúng 1 lần, diễn viên đóng thế Williard đã cho chiếc xe lộn 360 độ và bay từ bên này cầu sang bên kia cầu. Chiếc Hornet đã được độ rất nhiều về khung gầm và hệ thống lái để thực hiện cú nhảy này.


- Bên cạnh các mẫu xe Aston Martin, mẫu xe kiêm tàu ngầm Lotus Esprit S1 cũng là một chiếc xe để đời của James Bond. Chiếc xe này được cải biến và có thể hoạt động như một chiếc tàu ngầm thực thụ ở trong phim. Chiếc xe cũng mới được bán đấu giá với mức giá ngất ngưởng.


Ngắm các siêu xe, siêu môtô từng xuất hiện trong phim về điệp viên 007


- Hai chiếc tuk tuk Bajaj RE cũng là một trong những mẫu xe thú vị từng có mặt trong phim. Hai chiếc xe Ấn Độ này được sử dụng để thực hiện những màn rượt đuổi gay cấn tại các khu phố ở Udaipur.


- Không chỉ “chơi” siêu xe, điệp viên 007 do Sean Connery diễn còn tổ lái với chiếc môtô gắn động cơ tên lửa Yamaha XJ 650 Turbo trong cuộc điều tra tìm kiếm những kẻ đánh cắp vũ khí hạt nhân.


- Một trong những cảnh phim nổi tiếng nhất của James Bond, do diễn viên Timothy Dalton đóng tại mũi Gibraltar có sự góp mặt của mẫu SUV hầm hố Land Rover Defender. Chiếc xe bay trên không và Bond đã nhảy dù để thoát ra khỏi chiếc xe đang bốc cháy.


- Mẫu xe sang BMW 750 Li cũng từng có mặt trong phim và được siêu điệp viên này điều khiển từ xa bằng một chiếc điện thoại Ericsson.


- Một trong những cảnh rượt đuổi bằng môtô ấn tượng của James Bond đã được thực hiện tại các đường phố của TP HCM khi điệp viên này đồng hành cùng cô gái xinh đẹp Wai Lin.


Ngắm các siêu xe, siêu môtô từng xuất hiện trong phim về điệp viên 007


- Bên cạnh BMW 750 Li, James Bond còn từng sử dụng các mẫu BMW Z8, BMW Z3 trong các tập phim  GoldenEye và Tomorrow Never Dies.


- Bên cạnh chiếc Aston Martin Vanquish, Pierce Brosnan còn cùng đồng sự Zao lái chiếc Jaguar XKR vượt qua con đường băng tuyết tại Iceland và Na uy.


- Trong tập phim “In Die Another Day”, diễn viên Pierce Brosnan lần lượt song hành cùng một chiếc Aston Martin DB5 và một chiếc Aston Martin Vanquish với những trang bị khủng trên xe như đạn rockets, súng pop-up...


Minh Quang (tổng hợp)

Facebook tê liệt, nhiều tính năng bị gián đoạn

Posted: Thứ Tư, 30 tháng 10, 2013 by Unknown in Nhãn:
0

Người dùng Android "khôn" hơn fan của Táo khuyết?



Một cuộc khảo sát tiến hành trên 200 tỉ mẩu quảng cáo trên Facebook cho thấy quảng cáo trên iPhone giúp đem lại lợi nhuận gấp… 18 lần trên Android. Thậm chí, quảng cáo trên Android còn có chi phí cao hơn những gì thu được.


Táo khuyết, Android, người dùng


Cuộc khảo sát nói trên được Nanigans, một trong những công ty sử dụng dịch vụ quảng cáo của Facebook nhiều nhất ghi lại. Các quảng cáo được ghi lại trong cuộc khảo sát này tập trung vào các nhà bán lẻ.


Dữ liệu cho thấy trên máy tính để bàn, trong năm vừa qua tỉ lệ người dùng click vào quảng cáo đã lên tới 375%. Tỉ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư đã lên tới 152%.


Nhưng thông tin về mảng di động mới gây bất ngờ nhiều hơn cả: "Trong 3 quý đầu của 2013, doanh thu trên mỗi cú click của iOS lớn hơn 6,1 lần so với Android, và tỉ lệ lợi nhuận/đầu tư trên iOS cao hơn 17,9 lần so với Android".


Rõ ràng, các doanh nghiệp đang có những cơ hội rất lớn khi bước chân vào thị trường di động. Điều đáng nói là cơ hội trên iOS lớn hơn nhiều so với Android.







Táo khuyết, Android, người dùng

Doanh thu mỗi lần click của Android so với iOS


Android không những thu về ít tiền hơn so với iOS mà thậm chí còn thường khiến các nhà đầu tư chịu lỗ. Quảng cáo trên iOS giúp các nhà đầu tư thu lại được 162% số tiền mà họ bỏ ra, trong khi quảng cáo trên Android có chi phí cao hơn 10% so với những gì mà các nhà quảng cáo thu được.


Nanigans không đưa ra lý do dẫn tới tình trạng này, song Venture Beat đã nhanh chóng khẳng định rằng cội rễ của vấn đề chính là thử thách mà Android đã gặp phải trong nhiều năm: "người dùng 'cấp thấp' hơn so với người dùng của iOS".


Theo trang tin này, "nói một cách cực kỳ thẳng thắn, những người sở hữu iPhone kiếm được nhiều tiền hơn và tiêu xài nhiều hơn những người sở hữu Android".


Thực tế, các nghiên cứu cũ của các tổ chức như Pew Research cũng đã đưa ra các thông tin tương tự.


Táo khuyết, Android, người dùng


Phó chủ tịch cấp cao của Nanigans, ông Dan Slagen khẳng định rằng trong khi sự khác biệt giữa iOS và Android trên các mảng khác như game và thương mại điện tử không rõ rệt như mảng quảng cáo, "người dùng iPhone đơn giản là có giá trị hơn".


"Quảng cáo trên iPhone tốn hơn, và lý do là vì chi phí hoàn toàn xứng đáng. Chúng tôi không đi tìm khách hàng đến-rồi-đi, chúng tôi muốn đầu tư lâu dài".







Táo khuyết, Android, người dùng

Chi phí lớn hơn song iOS mang tới tỉ lệ lợi nhuận/chi phí cao hơn hẳn.


Thực tế, chi phí quảng cáo trên iOS của Facebook chỉ là 4,99 USD cho 1000 lần hiển thị (CPM), trong khi trên Android con số đó là 4,87 USD. Với sự chênh lệch rất nhỏ này, rõ ràng là các nhà quảng cáo đang "bỏ phiếu tín nhiệm" bằng chính vốn đầu tư của mình. Mặc dù Android đang tăng số lượng thiết bị một cách chóng mặt, quảng cáo trên iOS tăng từ 20% trong tháng 1 lên 50% trong tháng 9. Với tỉ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư âm, quảng cáo trên Android sẽ luôn luôn là quá đắt.


Theo Vnreview



 

Táo khuyết, Android, người dùng

 




 

 

Đánh giá: 

 

 

 

 

Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường!

Posted: by Unknown in Nhãn:
0



Nếu như chiếc jacket của Coco Chanel làm nên lịch sử khi nó chấm dứt chế độ người phụ nữ phải làm nô lệ trong những kiểu trang phục chật ních hay chiếc váy trapeze của Yves Saint Laurent cũng vậy, nó tạo nên cuộc cách mạng váy hình thang chính bởi tính chất tự do phóng khoáng khiến chị em cảm thấy dễ thở hơn. Trang phục thay đổi đại cục thời trang là thứ trang phục phá bỏ rào cản cũ kỹ, khiến người mặc dần chấp nhận với những khái niệm mới, bỏ đi tư duy áp đặt các chuẩn mực ăn mặc lối mòn, không sáng tạo.


Thời trang gắn liền với cuộc sống của mỗi chúng ta và thực sự khái niệm này cũng không rõ bắt đầu từ thời điểm nào mới được hình thành. Như một lẽ thường, thời trang cùng cuộc sống song hành với nhau chẳng thể tách rời. Trong lịch sử, đã có không đếm xuể những cuộc cách mạng hoán ngôi đổi vị của các xu hướng mốt xưa cũ như bộ tuxedo le smoking khiến bao phụ nữ nhanh chóng rũ bỏ những bộ váy lượt thượt để đến với nét nam tính, mạnh mẽ đầy cá tính, hay xu hướng mốt hippy phóng khoáng của cuối những năm 60 khiến biết lũ lượt nam nữ thanh niên tạm biệt cách ăn vận lịch thiệp, đỏm dáng rồi tới những năm 90, xu hướng hoa lá cành, lấp lánh, diêm dúa màu mè cùng những đôi giày “khủng bố” khiến những gì thanh tao, nhã nhặn tưởng như chìm sâu trong quá khứ và dường như chỉ có thể tìm thấy trong cuốn biên niên sử của thời trang.


Tuy nhiên trong những năm gần đây, khi những điều điên rồ nhất, táo bạo nhất, ngẫu hứng nhất đều đã từng xuất hiện trong lịch sử thời trang, từ kiểu dùng áo nịt ngực như trang phục bình thường, quần 2 cạp, hay mốt xuyên thấu…. thì chúng ta không còn thấy bất cứ thứ gì được coi là kiểu trang phục mang tính cách mạng nữa. Một trong những thứ đã từng mang tính đột phá ngày nào, đó là trang phục lấy ý tưởng từ những kiểu đồ ngủ pyjama trong thời gian gần đây đã quay lại. Sự trở về của kiểu mốt này tuy không tạo thành cú nổ lớn song cũng khiến nhiều người khó tính phải lắc đầu ngao ngán trong khi các cô nàng thời thượng ngược lại, họ vui mừng và hào hứng!


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 1


Pyjama quá khứ và hiện tại


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 2


Phác thảo thiết kế mang âm hưởng đồ ngủ của những năm xưa cũ


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 3


Trang mô tả trình diễn thời trang với ý tưởng chủ đạo là "tiệc pyjama"


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 4


Từ trái qua phải: Louise Brooks, Coco Chanel và Greta Garbo với mốt "đồ ngủ"


Kiểu trang phục lấy cảm hứng từ đồ ngủ có từ rất lâu, có lẽ là lâu hơn nhiều người trong chúng ta vẫn nghĩ, từ khoảng những năm 20 thế kỷ trước. Những người phụ nữ đầu tiên khuấy đảo phong cách ăn mặc tế nhị và mới mẻ nhất thời đó là Louise Brooks, nhà tạo mốt Coco Chanel và diễn viên huyền thoại Greta Garbo. Mặc dù vào thời kỳ ấy, các thiết kế lấy ý tưởng từ trang phục pyjama không có quá nhiều biến tấu so với đồ ngủ thông thường mà cụ thể là phom dáng và họa tiết. Tới thập niên 70, 80, mốt pyjama thoải mái tiếp tục lại được ưa chuộng một thời gian ngắn rồi sau đó lại trải qua nhiều thập kỷ bị ngó lơ. Đến 2 mùa thời trang gần đây nhất, chúng đột nhiên bùng nổ trở thành một trào lưu ăn mặc khiến người bình thường thì mê mải diện ra đường và các ngôi sao thì thản nhiên, kiêu hãnh diện chúng trên mọi thảm đỏ trang trọng.


Từ các hãng thời trang phổ thông, bình dân như Zara, Mango, H&M hay Topshop…. cho tới trung cấp như Tommy Hilfige rvà cao cấp là Stella Mccartney, Louis Vuitton…đều nắm bắt rất nhanh xu hướng này khi cho ra mắt hàng loạt bộ sưu tập lấy cảm hứng từ những trang phục tưởng chừng chỉ dành cho dịp đi ngủ. Nếu Louis Vuitton khiến công chúng mãn nhãn với các bộ pyjama làm bằng lụa cao cấp cực kỳ sang trọng và bóng bẩy thì Stella Mccartney cho ra mắt suit lai pyjama rất lịch lãm,có thể ứng dụng vào môi trường nghiêm túc như công sở. Không mạnh về phom dáng hay sở hữu đường cắt, phom dáng tinh xảo thì các hãng bình dân lại đánh vào hướng chuyên về họa tiết để thu hút người tiêu dùng. Các họa tiết dùng cho trang phục pyjama của các hãng này rất sống động và bắt mắt, đặc biệt là các kiểu quần thụng hay quần suông có đường viền vui mắt.


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 5


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 6


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 7


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 8


Thời trang "đồ ngủ" trên sàn catwalk


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 9


Cảnh hạ màn ấn tượng trong show diễn của nhà Louis Vuitton trong bộ sưu tập thu 2013 


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 10


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 11


Các ngôi sao và các fashionista nổi tiếng cũng cực kỳ ưa chuộng mốt pyjama


Bạn cũng có thể hòa chung cùng nhịp điệu pyjama đường phố bằng một số nguyên tắc cơ bản khi ứng dụng phong cách này. Thứ nhất nếu chọn loại vải mềm thì vải phải không nhăn, in họa tiết tinh xảo để giảm cảm giác “đây đích thị là đồ ngủ”. Thông thường bạn nên chọn trang phục với chất liệu tương đối dầy dặn, tốt nhất là các loại lụa hoặc chất gần gần giống như lụa, phom dáng đứng. Trang phục kiểu pyjama trông sẽ cực kỳ giống đồ ngủ nếu như được làm từ chất liệu cotton hoặc sợi pha len. Đồng thời hãy phối trang phục lấy cảm hứng từ đồ ngủ với một đôi giày mảnh mai, thanh lịch thay vì các loại bốt, giày cục mịch, thô kệch. Những chiếc quần pyjama màu mè có thể phối hoàn hảo và không có lỗi sai với một chiếc áo thun trơn thanh lịch.


Nếu bạn đã từng bĩu môi và dè bỉu một ai đó: ”Trông cô ta như mặc đồ ngủ ra đường” thì rất có thể thực tế cô nàng đó đang cực kỳ thời trang và bạn mới chính là kẻ lỗi thời!


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 12


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 13


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 14


Ứng dụng pyjama thiên về họa tiết sinh động, bắt mắt


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 15


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 16


Có nhiều cách để bạn ứng dụng phong cách này, từ đơn giản tới phức tạp


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 17


Mặc cả cây pyjama thì hơi khó, vì thế nên bạn cần hết sức cẩn trọng trong việc lựa họa tiết. Nếu không thì phối một món phong cách pyjama với một món đồ trơn


Thời kỳ đồ ngủ gợi cảm ùa ra đường! - 18


Cách để mặc áo pyjama tới sở thật thanh lịch và trang nhã

0

Tác giả: Trần Minh Siêu
Nguồn: Nhà xuất bản Nghệ An - năm 2003


Chương II - Người được huyệt đất ở núi Động Tranh


Theo gia phả họ Hoàng Xuân và nghiên cứu mối quan hệ giữa hai địa danh ta biết dòng họ này ngày xưa vốn ở thôn Vân Nội, xã Hoàng Vân, tổng Yến Lục, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên) là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước.


1/ Lai lịch của một gia đình văn hoá.


Tại nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân ở làng Hoàng Trù có một câu đối:


“Hoàng Vân chính khí truyền thiên cổ


Chung Cự hùng thanh chấn ức niên”


Nghĩa là:


Hoàng Vân khí tốt lành truyền từ xưa lại


Chung Cự tiếng hùng vọng đến vạn năm sau.


Theo gia phả họ Hoàng Xuân và nghiên cứu mối quan hệ giữa hai địa danh ta biết dòng họ này ngày xưa vốn ở thôn Vân Nội, xã Hoàng Vân, tổng Yến Lục, huyện Kim Động, phủ Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên (nay là thôn Nội, xã Hồng Tiến, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên) là một dòng họ có truyền thống hiếu học, con cháu nhiều người có nghĩa khí và có công lao với đất nước.


Năm 1527, khi Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê , dựng lên  nhà Mạc, con cháu dòng họ này đã phò Lê, diệt Mạc. Thế hệ thứ 6 dòng họ này có một người con tên là Hoàng Nghĩa Kiều (1540-1587) được vua Lê giao chức Tổng binh trong Đô tổng binh sử tư xứ Nghệ An. Do lập được nhiều chiến công, Hoàng Nghĩa Kiều được phong Thái bảo Hồng quốc công. Hoàng Nghĩa Kiều có 3 người con trai là Hoàng Nghĩa Giá, Hoàng Nghĩa Thân và Hoàng Nghĩa Lương.


Theo gia phả chi họ Hoàng ở thôn Bùi Hồng (trước đây gọi là Bùi Chu, Bùi Ngọa) xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên, cách đây trên 200 năm thì Hoàng Nghĩa Thân con trai thứ hai của Hoàng Nghĩa Kiều sinh được 6 người con trai, 13 người con gái. Người con trai thứ hai có tên là Hoàng Nghĩa Giao lấy vợ ở xã Nghĩa Liệt (nay là xã Hưng Long) huyện Hưng Nguyên, sinh ra Hoàng Nghĩa Chung.


Hoàng Nghĩa Chung không về quê cha ở thôn Vân Nội, xã Hoàng Vân tỉnh Hưng Yên mà lại ở xã Nghĩa Liệt, lớn lên lấy vợ ở làng Dương Xá và sinh được hai trai là Hoàng Quát và Hoàng Niệm. Hoàng Quát sống ở Phù Hiệu và Hoàng Mạnh.


Hoàng Mạnh lấy vợ thứ 3 quê ở làng Hoàng Trù, xã Chung Cự, tổng Lâm Thịnh, huyện Nam Đàn và ở hẳn tại làng Hoàng Trù, lập ra họ Hoàng ở đây (hiện nay mộ của Hoàng Mạnh còn lưu giữ được ở làng Hoàng Trù)…


Hậu duệ của Hoàng Mạnh đời thứ 12 là Hoàng Cương, tự là Xuân Cận (1793-1870), đậu 3 khoa tú tài, người sinh ra Hoàng Đường, tự Văn Cát (1835-1893).


Cụ Hoàng Đường kết duyên với bà Nguyễn Thị Kép ở làng kẻ Sía, xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên, sinh được hai người con là Hoàng Thị Loan (sinh năm 1868) và Hoàng Thị An (sinh năm 1877).


Bà Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình nho học truyền thống lâu đời, nếp sống hàng ngày của các thành viên trong gia đình ẩn chứa, tích tụ nhiều phẩm chất văn hóa cao đẹp của quê hương Nam Đàn, của xứ sở Hồng Lam.


Bà Hoàng Thị Loan có ông nội là Hoàng Xuân Cận, đậu 3 khoa tú tài, thân sinh là cụ Hoàng Đường, một nhà nho nhân ái và thông thái, nổi tiếng trong vùng, tuy không đậu đạt qua các kỳ thi do triều đình mở nhưng được nhân dân yêu mến kính trọng tôn vinh là cụ Tú (về sau bà con gọi là Tú An).


Thân mẫu là Nguyễn Thị Kép, con gái đầu lòng của nhà nho Nguyễn Văn Giáp đậu 4 khoa tú tài, bà là người thông minh, hiền lành, lao động giỏi và khéo tay, thuộc nhiều làn điệu dân ca quê nhà.


Cả hai gia đình bên nội và bên ngoại của bà Hoàng Thị Loan đều giàu lòng nhân nghĩa, sống có văn hoá, có cách nhìn tân tiến trong cuộc sống, vượt ra ngoài sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến đương thời.


Gia đình cụ Hoàng Đường là một gia đình có học rộng, có kiến thức, ai cũng yêu lao động, biết lao động thực sự và biết tạo ra những giá trị đích thực, làm cho cuộc sống càng thêm thi vị.


Gia đình cụ Đường sống bằng nghề làm ruộng là chính. Những lúc rỗi rãi bà Nguyễn Thị Kép làm thêm nghề dệt vải, dệt lụa để kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Cụ Hoàng Đường mở lớp dạy học tại nhà là thực thi một sự nghiệp rất cao cả-sự nghiệp trồng người. Học sinh quanh vùng theo học khá đông. Lòng thương người của cụ là nhân tố quan trọng làm cho nhiều người nghèo, hiếu học đã thành đạt trong cuộc sống.


Sống nhân ái, nặng nghĩa tình là nét đẹp truyền thống của gia đình cụ Hoàng Đường.


Cụ là người có vị trí cao trong tâm khảm của mọi tầng lớp nhân dân, nhưng hàng ngày trong ứng xử xã hội, cụ không lấy cá nhân mình làm trung tâm quyết định mọi vấn đề của cuộc sống cộng đồng. Cụ rất tôn trọng mọi ngừơi, kể cả người có học và người không được học, từ cụ già đến trẻ nhỏ. Cụ kiên trì và quyết tâm ủng hộ, vun trồng nhiều điều hay lẽ phải, để bảo vệ lợi ích chính đáng của cộng đồng.


Hai cụ luôn luôn tạo dựng cuộc sống văn hóa trong gia đình và thực sự gia đình cụ Hoàng Đường là một gia đình văn hóa.


2/ Người con gái công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn.


Hoàng Thị Loan sinh ra trong một gia đình văn hóa lại trưởng thành trên một quê hương đậm đà bản sắc Nam Đàn, xứ Nghệ. Tiêu biểu cho bản sắc văn hoá Nam Đàn, xứ Nghệ là ví phường vải. Nhiều địa phương ở nước ta có nghề quay xa kéo sợi, có hát giao duyên giữa nam và nữ, ở Thanh Hoá gọi là hát ghẹo, còn ở xứ Nghệ thì gọi là ví phường vải. Ví phường Vải có hầu khắp các địa phương xứ Nghệ, nhưng thịnh hành nhất, có nề nếp, có quy cách, có nhiều tay bẻ câu hát hay, được nhân dân nhiều nơi đến hát và nghe hát nhiều nhất, trở thành một  sinh hoạt văn hoá truyền thống thì chỉ có Nam Đàn.


Thực tế này, từ xưa đã đúc kết thành câu ca:


“Thanh Chương là đất cày bừa


Nam Đàn bông vải hát hò thâu đêm”


Trong huyện Nam Đàn thì xã Kim Liên là một trung tâm ví phường vải nổi tiếng, có nhiều sắc thái đặc biệt.


Ví phường vải xuất phát từ lao động, rồi trở lại phục vụ lao động. Đây là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động. Có một điều lạ, trong thực tế, sau một đêm ví phường vải, mặc dầu đã thức khuya mất ngủ, sáng hôm sau các chàng trai, cô gái vẫn ra đồng lao động, ra chợ buôn bán vui vẻ, hăng say, hiệu quả công việc nhiều khi được tăng lên rõ rệt. Nhất là sau những đêm đã ví hay, đã bẻ được những câu ví có ý tứ sâu sa, hóm hỉnh, được đối thủ ca ngợi thì họ không còn biết mệt mỏi là gì.


Ví phường vải là một sinh hoạt văn hóa có thủ tục rõ ràng. Thường một cuộc ví phường vải có 3 chặng:


Chặng thứ nhất gồm có: hát dạo, hát chào mừng, hát hỏi.


Chặng thứ hai gồm có: hát đố và hát đối.


Chặng thứ ba gồm có: hát ví mời, ví xe kết (ví tình nghĩa), ví tiễn đưa.


Hai người con của gia đình cụ Hoàng Đường là Hoàng Thị Loan, Hoàng Thị An cũng đã từng lặn lội, lớn lên trong đám ví phường Vải.


Hoàng Thị An tính tình sôi nổi, có giọng hát vừa trong vừa cao, là người con gái ví phường vải hay nhất  của xã Chung Cự trong những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20. Bà đứng đầu phường ví phường vải ở Hoàng Trù, nhân dân thường gọi là phường bà An (sau gọi là phường bà Cu Dũng).


Hoàng Thị Loan thì trầm tĩnh, kín đáo, không sôi nổi như Hoàng Thị An, nhưng rất hóm hỉnh, sâu sắc và nhạy cảm. Trong lao động sản xuất ngoài đồng như gieo cấy, làm cỏ, gặt hái hay ngồi trên khung cửi dệt lụa, dệt vải trong nhà, bà Hoàng Thị Loan thường thủ thỉ bày tỏ cho Hoàng Thị An thủ thuật kiệm chữ, bẻ nghĩa, sáng tác câu ví cho hay để ứng đáp kịp thời với phái con trai.


Tuổi trẻ Hoàng Thị Loan cũng như Hoàng Thị An đã từng được tắm gội trong ngọn nguồn tươi mát của ví phường vải. Chính nhờ những buổi sinh hoạt văn nghệ dân gian này mà trước đây ở Nam Đàn có nhiều người, đặc biệt là phụ nữ, mặt chữ không đọc được hoặc có khi đọc được rất ít, song nói về nghĩa lý của chữ thì họ lại thông hiểu, có khi đạt tới mức sâu sắc, có người thuộc cả từng chương sách. Bà Hoàng Thị Loan và Hoàng Thị An là trường hợp điển hình như thế.


Bằng những lời ru con thắm thiết của tình mẫu tử, bà Hoàng Thị Loan đã thổi vào tâm hồn tuổi thơ của Nguyễn Sinh Cung những tinh tuý của ví phường vải. Trải nghiệm qua thời gian, lớn lên cùng đất nước, tinh hoa của ví phường vải đã trở thành một trong những tố chất cội nguồn văn hóa Hồ Chí Minh.


Năm 1883, Hoàng Thị Loan đến độ tuổi trăng tròn, trở thành một cô gái nết na, thuỳ mị, luôn luôn vui vẻ, hoà nhã, dung nhan tươi đẹp, duyên dáng, ngày thì chăm việc đồng áng, tối về nhà lại miệt mài canh cửi, trong con người bà Hoàng Thị Loan đã hội tụ đủ bốn đức tính của người phu nữ kiểu mẫu: công, dung, ngôn, hạnh. Nhiều trai làng quanh vùng ngấp nghé tỏ tình.


Theo quan niệm hôn nhân phong kiến, lẽ ra Hoàng Thị Loan sẽ lấy một người chồng con nhà giàu có, đã đậu đạt hoặc đi làm quan. Nhưng được cụ Hoàng Đường hướng dẫn, động viên. Hoàng Thị Loan đã mạnh dạng vượt lên sự ràng buột của lễ giáo phong kiến đương thời, nhất tâm đem lòng yêu thương cậu Nguyễn Sinh Sắc, được gia đình mình đưa về nuôi cho ăn học trong nhà đã mấy năm nay.


Tạo hóa xoay vần, vun trồng, xe kết. Ngày mồng một tết năm Mậu Dần (1878) trên đường đi chúc tết ở làng Sen, cụ Hoàng Đường đã gặp một cảnh tượng đầy xúc động, một chú bé ngồi trên lưng trâu tay cầm quyển sách mải mê đọc, thờ ơ với mọi thú vui ngày tết. Cụ bước tới gần và nhận ra đó chính là chú bé Nguyễn Sinh Sắc đã mồ côi cả cha lẫn mẹ vào lúc 4 tuổi, phải ở với người anh cùng cha khác mẹ. Nguyễn Sinh Sắc ham học, nhưng hoàn cảnh của người anh có nhiều khó khăn, không thể cho em tới học ở trường được. Vốn thông minh và ham học, Nguyễn Sinh Sắc đã học lỏm bạn bè được ít nhiều chữ nghĩa và học say mê tới mức khi giã gạo, lúc nấu cơm trong tay vẫn cầm quyển sách để học. Năm ấy, Nguyễn Sinh Sắc vừa tròn 15 tuổi.


Cụ Hoàng đường đã nhận Nguyễn Sinh Sắc làm học trò. Nhờ sự dạy bảo tận tình của cụ, chẳng bao lâu, những thiên tư dĩnh ngộ của Nguyễn Sinh Sắc đã bộc lộ khá rõ ràng, hứa hẹn một tương lai đẹp đẽ trên con đường cử nghiệp. Nguyễn Sinh Sắc không những là một học sinh thông minh, hiếu học mà còn là một người siêng năng, hoạt bát trong sinh hoạt, nết na, lễ nghĩa trong giao tiếp nên ông bà cụ Hoàng Đường càng yêu thương như con đẻ và xóm làng hết sức quý mến.


Qua hai năm học tập, sinh sống trong nhà cụ Hoàng Đường, Nguyễn Sinh Sắc tích luỹ được một vốn kiến thức có thể đàm đạo văn thơ với những học sinh lớp trước. Để tài năng Nguyễn Sinh Sắc phát triển cao hơn, ông bà cụ Đường đã mang tiền gạo gửi cậu tới học với nhà nho Nguyễn Thức Tự tại làng Đông Chữ, xã Thịnh Trường (nay là xã Nghi Trường), huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đó là một thầy đồ nổi tiếng khắp cả nước mà theo Phan Bội Châu là người:


“Đạo thông kinh địa


Học bát cổ kim


Kinh sư dĩ đắc


Nhân sư nam tầm”.


Nghĩa là:


Đạo thông cả trời đất


Học rộng khắp xưa nay


Thầy dạy chữ dễ gặp


Thầy dạy làm người khó tìm.


Khi Nguyễn Sinh Sắc đến tuổi 18, Hoàng Thị Loan cũng đến tuổi cặp kê, cụ Hoàng Đường có ý định rất tốt đẹp là chọn Nguyễn Sinh Sắc làm con rễ đầu. Cụ Đường bàn việc này với vợ. Cụ Nguyễn Thị Kép mới đầu còn theo quan niệm cũ cho rằng gia đình mình cả nội lẫn ngoại đều là những nhà nho có danh tiếng trong vùng, dựng vợ gả chồng cho con phải môn đăng, hộ đối, “trao tơ phải lứa, gieo cầu đáng nơi”. Nay việc gả con gái đầu lòng cho một người mồ côi cả cha lẫn mẹ, bấy lâu nay do ông bà nuôi nấng, sợ làng xóm chê cười nên có phần chưa ưng thuận.


Cụ Hoàng Đường bèn bày tỏ ý định tốt đẹp của mình với bố vợ là cụ Nguyễn Văn Giáp, cụ Giáp đã khuyên nhủ con gái mình và cả cháu gái mình nên yêu thương, đùm bọc người có tài, có đức mà gặp phải hoàn cảnh éo le.


Hai năm sau, ngày cưới của Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức vào mùa sen nở năm Quý Mùi (1883). Ông bà cụ Đường dựng ngôi nhà lá ba gian đầu góc vườn phía tây nhà mình cho đôi vợ chồng mới cưới có chỗ ở riêng. Từ đó, Nguyễn Sinh Sắc được học tập trong tình yêu và sự giúp đỡ hết lòng của ngừơi vợ trẻ. Sự lao động sớm hôm của Hoàng Thị Loan là sự động viên lớn lao và là cơ sở  vững chắc trên con đừơng cử nghiệp của ông.


Chính trong ngôi nhà tranh ba gian đó các cháu ngoại của ông bà Hoàng Đường lần lượt ra đời và được ông ngoại đặt tên cho là Nguyễn Thị Thanh (tự Bạch Liên), Nguyễn Sinh Khiêm (tự Tất Đạt), Nguyễn Sinh Cung (tự Tất Thành). Năm Tân Mão (1891), Hoàng Thị Loan 23 tuổi, kết quả lao động tần tảo sớm hôm của bà đã nuôi ba con khôn lớn và chuẩn bị kinh phí, lều chõng cho chồng đi dự kỳ thi Hương lần đầu.


Kỳ thi này ở xã Kim Liên có ba người đi thi là Vương Thúc Quý, Nguyễn Đậu Tài và Nguyễn Sinh Sắc. Chuẩn bị bước vào trường thi, Nguyễn Đậu Tài phải bỏ cuộc về nhà lo tang cha, Nguyễn Sinh Sắc chỉ lọt đến nhị trường, chỉ có Vương Thúc Quý đậu cử nhân.


Chưa thành đạt trên con đường cử nghiệp, Hoàng Thị Loan đã kiên trì động viên chồng tiếp tục dùi mài kinh sử để dự kỳ thi Hương tới sau 3 năm chờ đợi nữa.


Nhưng hai năm sau đó, ngày mồng 7 tháng 4 năm Quý Tỵ (1893), Hoàng Thị Loan và Nguyễn Sinh Sắc phải chịu một cái tang lớn là cụ Hoàng Đường qua đời đột ngột giữa tuổi 58 (1835-1893). Trước khi trúc hơi thở cuối cùng, cụ Hoàng Đường đã trăn trối lại là dù bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào, gia đình cũng phải tiếp tục tạo điều kiện cho Nguyễn Sinh Sắc học tập và đậu đạt thành danh. Nhớ lời trăn trối đầy lòng nhân ái và trách nhiệm của cha, Hoàng Thị Loan càng động viên chồng cố gắng trau dồi văn chương, dùi mài kinh sử để đền đáp lại nghĩa tình sâu nặng của cụ Hoàng Đường đã yên nghỉ dưới suối vàng.


Năm bà Hoàng Thị Loan 26 tuổi, khoa thi Giáp Ngọ (1894), Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân ở trường Nghệ.


Từ năm 1883 đến năm 1894, mười một năm trời trong ngôi nhà tranh ba gian, bà con làng Hoàng Trù đã chứng kiến một cảnh hết sức quen thuộc, đầm ấm thi vị của đôi vợ chồng trẻ: “Chồng miệt mài kinh sử, thiếp canh cửi đưa thoi”. Suốt mười một năm trời, bà Loan đã một nắng hai sương lao động ngoài đồng ruộng, đến bữa về lo cơm nước cho chồng, cho con, tối đến ngồi trên khung cửi, vừa dệt vải, vừa đưa võng ru con ngủ, nhiều đêm thức tới khuya để động viên chồng ôn luyện văn chương, đỡ phần hiu quạnh. Bà không những chỉ tạo ra cơ sở vật chất đơn thuần, mà bà còn là người nối chí, tiếp sức cho chồng qua những lời tâm tình và những lời hát ru con nhè nhẹ:


“À ơi…


Ru con, con ngủ đi nào,


Mong con khôn lớn nên người khôn ngoan,


Làm trai gánh vác giang sơn.


Mẹ cha trông xuống, thế gian trông vào,


Ru con, con ngủ đi nào,


Cù lao dưỡng dục biết bao cho cùng.


Làm trai quyết chí anh hùng.


Ra tay xây dựng vẫy vùng nước non”.


Số vải bà dệt được thường bán đi để nuôi sống gia đình, đồng thời bà cũng không quên để giành một phần cho chồng khi kỳ thi đến và sắm tết hàng năm cho gia đình trong dịp đón xuân sang. Nhiều tết bà để vải may quần áo cho con, cho chồng, còn phần mình bà chỉ mặc chiếc áo vá vai.


Các cụ ở đây kể rằng: Kỳ thi Hương năm Giáp Ngọ (1894), khi được tin ông Nguyễn Sinh Sắc đậu cử nhân về làng, bà Hoàng Thị Loan vẫn đang ở ngoài đồng cấy tiếp thửa ruộng vụ mười. Có người chạy ra tận ruộng báo tin mừng và mời bà về nhà chuẩn bị trầu nước đón chồng và bà con làng xóm đến mừng.


Sau giây phút xúc động, bà từ tốn, nhẹ nhàng nói: “Đậu thì mừng, ông Nghè, ông Cống cũng sống về ăn”, rồi bà rốn lại cấy cho đến quá trưa, xong thửa ruộng mới trở về.


Trước sự thành đạt của chồng, bà hết sức phấn chấn, song cũng hết sức trầm tĩnh.


Học vị cử nhân của ông Nguyễn Sinh Sắc giành được trong khoa thi Hương năm Giáp Ngọ vừa là công lao dùi mài kinh sử, bền chí luyện rèn của ông trong 16 năm trời (1878-1894), vừa là kết quả lao động cần cù, chịu đựng gian lao vất vả, và là tình cảm sâu nặng của bà Hoàng Thị Loan đối với chồng con trong suốt 11 năm trời sống trên quê hương Chung Cự.


Sau khi đỗ cử nhân, Nguyễn Sinh Sắc vào kinh đô Huế lần đầu dự kỳ thi Hội năm Ất Vị (1895), nhưng không đậu, ông Sắc đủ tiêu chuẩn vào làm giám sinh trong Quốc Tử Giám để tu luyện văn chương, chờ kỳ thi Hội tới.


Cuối năm 1895, hoàn cảnh gia đình của bà hết sức gieo neo: Em gái Hoàng Thị An đã đi lấy chồng, cụ Nguyễn Thị Kép tuổi đã ngoài sáu mươi. Tuy hết lòng thương yêu mẹ già và quyến luyến với quê hương xứ sở đã gắn bó với gia đình mình từ nhỏ đến lớn, nhưng với tấm lòng tha thiết muốn chồng tiếp tục học hành, đậu đạt cao hơn, bà đã gửi con gái đầu lòng mới 11 tuổi ở lại với mẹ già, rồi đưa con trai là Nguyễn Sinh Khiêm (7 tuổi) và Nguyễn Sinh Cung (5 tuổi), gồng gánh theo chồng vào Huế để nuôi chồng, nuôi con, tạo điều kiện vật chất và tình cảm để chồng yên tâm học tập ở trường Quốc Tử Giám.


Hình ảnh người vợ chân đi dép mo cau, vai quẩy đôi gánh, một bên là con nhỏ, một bên là cả gia tài mang theo, vượt qua bao suối, bao đèo giữa những cơn mưa rào, giữa những ngày nắng gắt trên đường vào kinh đô Huế không bao giờ phai mờ trong tâm trí của ông Nguyễn Sinh sắc.


3/ Bà cử nhân người Nghệ sống ở kinh đô Huế.


Một ngày vào mùa Đông năm Ất Vị (1895), bà Hoàng Thị Loan cùng chồng và hai con trai đã vào tận kinh đô Huế. Nhờ bà con quen biết tận tình giúp đỡ, sau một thời gian ngắn gia đình bà đã thuê được một ngôi nhà nhỏ ở gần cửa Đông Ba (nay là số nhà 114 đường Mai Thúc Loan, Huế).


Hình ảnh này đã được nhà thơ Thanh Tịnh viết trong tác phẩm “Đi từ giữa một mùa sen” như sau:


“Vào kinh đô phố xá quen dần,


Giấc mơ đêm lạnh mới lần đường ra.


Ăn nhờ, ở trọ lân la,


Mới thuê được một gian nhà hướng nam.


Xế hiên một góc mai vàng,


Trước sân dâm bụt một hàng rào thưa.


Bên này nhà chú thợ cưa


Bên kia nhà một viên thừa bộ binh.


Dãy nhà lợp ngói bếp tranh


Chênh vênh nhìn phía cổng thành Đông Ba”


(Trích Thanh Tịnh – “Đi từ giữa một mùa sen” Ty Văn Hoá Thông Tin Nghệ An năm 1975-trang 21).


Sau khi sắp xếp ổn định nơi ăn, chốn ở, bà Hoàng Thị Loan quyết định lấy nghề dệt vải truyền thống ở quê nhà làm nghề lao động chính để sinh sống.


Bà là người khéo tay ở quê hương Chung Cự. Vải lụa bà dệt được nhân dân quanh vùng ưa dùng, nhưng bây giờ đối với thị hiếu của dân kinh thành Huế bà phải cố gắng hết sức mới cạnh tranh nổi kỹ thuật tiên tiến điêu luyện ở đất đế đô.


Với tấm lòng cao đẹp của một người mẹ không muốn chịu để cho con mình quá thiếu thốn, với quyết tâm của một người vợ không muốn chồng phải ngưng học tập vì thiếu cơm áo, nên qua hơn 5 năm trời (1895-1901) khung cửi của bà luôn rộn tiếng thoi đưa. Cuộc sống vật chất của bà cử nhân người Nghệ ở Huế chủ yếu dựa vào những tấm vải do bà dệt thành. Có thể bằng lao động, bằng cả tấm lòng yêu chồng, thương con bà đã dệt nên cuộc đời, sự nghiệp đẹp đẽ của chồng và của những người con. Mặc dầu bà dồn hết tất cả tâm lực lao động, cuộc sống của gia đình vẫn còn thiếu thốn trăm bề. Những tấm vải dệt được đều phải bán đi để nuôi chồng ăn học suốt ba năm trời ở trường Quốc Tử Giám (1895-1898) và trang trải cho nhu cầu cuộc sống hàng ngày của ba mẹ con. Cho nên ngay cả khi tết đến xuân về bà cũng không dành dụm được ít vải để may quần áo mới cho mình.


Cảnh ngộ này được nhà thơ Thanh Tịnh viết tiếp trong tác phẩm “Đi từ giữa một mùa sen”:


“Nhớ ra đã mấy năm trời


Vải vừa dệt trọn lại rời đi xa.


Phần đưa thay trả tiền nhà,


Phần đem đổi gạo sống qua tháng ngày.


Nồi cơm hai bữa chưa đầy,


Bụng đâu còn rỗi lo may áo quần.


Tết qua nhớ buổi sang xuân,


Con quan lối phổ quây quần mấy nơi.


Rộn ràng bày đủ trò chơi,


Liên miên tràng pháo tiếng cười hoà vang.


Lanh canh khánh bạc, nhạc vàng.


Cườm giày rung sắc, tua khăn đủ màu.


Con mình độc chiếc áo nâu,


Lờ mờ thân trước, tà sau đã sờn.


Mẹ bèn tìm mẩu lụa trơn,


Vá ngay giữa ngực hình vuông sắc hồng.


Áo người đẹp cả ngòai trong,


Áo con chỉ mới giữa khung lụa này.


Thấy con mừng rỡ thơ ngây,


Mẹ càng tuổi phận, xót ngày gieo neo.


Nhìn quanh nào chỉ mình nghèo,


Trướng buông một bức ruột teo mấy tầm”.


Tuy cuộc sống vật chất thiếu thốn trăm bề như vậy nhưng bà Hoàng Thị Loan vẫn luôn lạc quan tin tưởng vào sự nghiệp của chồng và nuôi một niêm hy vọng lớn lao vào tương lai của các con.


Nếu ảnh hưởng của ông Nguyễn Sinh Sắc đối với các con là nền bác học xuyên thấm qua một nhân cách yêu nước thương nòi mang màu sắc nhân đạo, thì ảnh hưởng từ người mẹ là nền văn hóa dân gian mang đậm truyền thống dân tộc và những phẩm chất của tầng lớp lao động bình dân xuyên thấm qua tình mẫu tử. Bà đã nêu một tấm gương trong sáng về nhân cách đạo đức cho con cái học tập. Ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống vui vẻ, vô tư, có nghĩa, có tình được mọi người hết sức yêu mến và quý trọng. Với tấm lòng nhân hậu và mẫn cảm của người mẹ, bà đã vun trồng uốn nắn, dạy dỗ con cái bài học đầu tiên về cách sống, về đạo lý làm người. Vì vậy, ngay từ thuở ấu thơ, những người con của bà đã biết nói những điều hay, làm những việc tốt, biết kính trọng những người trên, biết sống chan hòa với bạn bè, giàu lòng vị tha, nhân ái, biết nhường nhịn mọi người.


Bà con ở Hoàng Trù đến nay thường kể lại rằng: có lần dì Hoàng Thị An đi chợ Cầu bán rau thơm, rồi mua ít kẹo gửi chị đưa về trước cho cháu. Được mẹ chia kẹo, cậu Cung chưa vội ăn ngay, khi dì An đi chợ về, cậu liền đem chiếc kẹo của mình biếu dì. Bà An thấy đó là chiếc kẹo của mình mua cho cháu nên hết sức cảm động, bà ôm cháu vào lòng và đặt lên trán một cái hôn âu yếm.


Lần khác, vào lúc 5 tuổi, trên đường theo cha mẹ vào Huế, cậu Cung nhặt được một quả cau, cậu liền lấy vạt áo lau sạch rồi cất vào túi. Mọi người tưởng cậu nhầm là quả chanh nên hỏi lại, cậu thưa ngay: “Con biết đây không phải là quả chanh mà là quả cau. Con lau sạch cất vào túi để chiều về biếu bà”. Nghe cậu nói, ông Sắc và bà Loan vui sướng nhìn con một cách trìu mến.


Sinh trưởng trong một gia đình nho học truyền thống tiến bộ, lớn lên trong một vùng quê giàu tinh thần yêu nước và đậm đà những làn điệu dân ca trữ tình, chứa đựng tính nhân văn sâu sắc, bà Hoàng Thị Loan sớm trở thành một con người thông minh, có vốn hiểu biết văn học dân gian phong phú. Bà đã truyền lại tất cả cho con qua lời ru ấm cúng, mượt mà nên tuổi thơ của các con đã hấp thụ được những tấm gương nghĩa liệt yêu nước, thương nòi, lời ca tiếng hát đã nhen nhóm vào lòng con tình yêu quê hương, đất nước sâu nặng. Sau này đã được thể hiện một cách cụ thể ở lòng nhân ái mênh mông của Bác Hồ.


Đêm đêm, sau rặng tre xanh, dưới mái nhà tranh thanh bạch quen thuộc của làng Hoàng Trù, tiếng ru à ơi của mẹ đã đưa con vào giấc ngủ say nồng bằng những lời chói ngời đạo lý:


“Con ơi, mẹ dặn câu này,


Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm.


Làm người đói sạch rách thơm,


Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.


Về sau, trong lúc bôn ba hoạt động ở nước ngoài, đêm khuya nghe một người mẹ Việt kiều ru con, kỷ niệm êm đềm tuổi thơ lại trào dâng trong lòng Bác:


“Xa nhà chốc mấy mươi niên


Đêm qua nghe tiếng mẹ hiền ru con”.


Năm 1910, khi ngồi biên khảo tập dân ca, tục ngữ ở Nghệ Tĩnh cho tên Công sứ Ôgiê, ông Nguyễn Sinh Khiêm đã bổ sung nhiều câu phản ánh thuần phong mỹ tục, tinh thần đấu tranh chống áp bức bóc lột của nhân dân. Vốn hiểu biết đó có nguồn gốc từ lời ru của mẹ ngày xưa.


Bà Hoàng Thị Loan đã để tâm sức rất nhiều truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội. Tất cả những câu hỏi ngây thơ, ngộ nghĩnh của con đều được bà tìm cách trả lởi rõ ràng, cặn kẽ, dễ hiểu. Là một bà mẹ cần cù, chăm chỉ, bà đã dạy cho con biết yêu lao động, biết làm những công việc phù hợp với sức lực và lứa tuổi của mình một cách mê say, chịu khó và sáng tạo. Nhờ vậy, đến năm 1901, sau khi bà mất, Nguyễn Sinh Cung từ Huế trở về Hoàng Trù, mặc dù tuổi nhỏ, đã đỡ đần nhiều việc cho bà ngoại. Bằng lao động, cậu Cung đã có trong mình những phẩm chất tốt đẹp. Ở độ tuổi 11, cậu đã để lại trên quê hương những ấn tượng cao đẹp về cách cư xử với bạn bè trong những lần đi tắm ao ở làng, đi câu cá ở ao ông Tùa, thả diều ở cánh đồng Én và đánh trận giả trên núi Chung v.v…


Trong sinh hoạt hàng ngày, bà Loan sống giản dị, tiết kiệm, sẵn sàng giúp đỡ mọi người. Tính cách này cũng đã ảnh hưởng sâu sắc tới con cái. Bà tập cho con làm những điều tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuộc hàng ngày của các con, cậu Khiêm rất cần cù, chịu khó đi nhặt mo cau làm củi đun, nhưng lại sẵn sàng bớt gạo, bớt khoai của mình cho bà con nghèo quanh xóm.


Sau những lần đi nhặt thóc rơi vãi ở ngoài đồng, cậu Cung thường vui vẻ chia lúa cho bạn bè, vì bạn kiếm được quá ít v.v…


Nếp sống giản dị thanh tao đó của bà Hoàng Thị Loan đã được phản ánh rõ ràng trong cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh.


Khoa thi Hội năm Mậu Tuất (1898), sau ba năm theo học ở trường Quốc Tử Giám, ông Nguyễn Sinh Sắc đi dự kỳ thi hội lần thứ 2. Nhưng kỳ thi này cũng bị trượt. Cuộc sống vật chất của gia đình càng gặp khó khăn, nhưng bà Hoàng Thị Loan vẫn một lòng, một dạ kiên trì, nhẫn nại động viên chồng yên tâm ôn luyện văn chương, chờ kỳ thi tiếp năm Tân Sửu (1901).


Năm 1900, bà Hoàng Thị Loan sinh thêm người con trai út, đặt tên là Nguyễn Sinh Xin, vì sinh ra trong cảnh ngộ thiếu thốn trăm bề, cái gì cũng phải đi xin bà con lao động láng giềng. Từ khi sinh thêm cậu Xin, cuộc sống quá chật vật, vất vả, kham khổ, bà ốm đau luôn. Trước đó ít lâu, ông Nguyễn Sinh Sắc lại được triều đình cử đi tham gia tổ chức kỳ thi Hương khoa Canh Tý ở Thanh Hoá. Người con trai lớn là Nguyễn Sinh Khiêm cũng được đi Thanh Hoá để giúp đỡ ông Sắc trong sinh hoạt hàng ngày.


Ở Huế, còn lại mình cậu Nguyễn Sinh Cung mới 10 tuổi đã phải lo liệu mọi việc, khi bà Loan phải nuôi em Xin mới sinh, rồi bị ốm phải nằm trên giường bệnh, rồi qua đời đột ngột ngày 10 tháng 2 năm 1901 (tức ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý):


“Hôm sau mẹ ốm liệt giường


Nằm không trăn trở tóc vương ngắn dài.


Gần trưa cậu lại ra ngoài,


Mua cơm thường lệ như vài tháng nay.


Liễn sành quen xách đổi tay,


Đi về quen nếp bóng cây bước dồn.


Trưa còn hai buổi mua cơm,


Sau cơm hoặc cháo sớm hôm hai lần.


Trưa về mới đến trước sân,


Nghe em khóc thét, cậu băng chạy vào.


Bò trên ngực mẹ em gào,


Miệng day vú mẹ sữa nào còn đâu.


Im lìm mẹ mất từ lâu,


Vào hồi giống giả trống lầu điểm trưa.


Bên ngoài trời lại đổ mưa,


Mành rơi lẩy bẩy bóng đưa vật vờ.


Tiếng gào thảm thiết trẻ thơ,


Hoà vang gió lộng dật dờ vọng xa”.


Bà Hoàng Thị Loan từ giã cõi đời khi vừa kết thúc tuổi 32, sắp sửa bước sang tuổi 33, khi ông Nguyễn Sinh Sắc, Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Sinh Khiêm đang đi xa, ở kinh đô Huế chỉ còn lại Nguyễn Sinh Cung 10 tuổi, Nguyễn Sinh Xin vừa chào đời được vài tháng, thời điểm chỉ còn có 8 ngày thì đến giao thừa tết Tân Sửu (1901).


Nguyễn Sinh Cung bế em Xin đón tết trong cảnh đại bất hạnh mất mẹ, vắng cha, vắng cả anh chị. Hình ảnh bà Hoàng Thị Loan là người phụ nữ thiệt thòi nhất trên đời này đã khắc sâu trong tâm khảm của Nguyễn Sinh Cung, không bao giờ quên được. Sau này trên con đường đấu tranh cách mạng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dành cả tâm huyết để giải phóng cho được phụ nữ, giải phóng cho được một nửa nhân loại có nhiều thiệt thòi trong cuộc sống đời thường và cả trong công tác xã hội.


4/ Đưa mẹ trở về lại quê hương.


Theo quy định của triều đình Huế hồi đó, nhân dân sống trong thành nội Huế, khi chết con cái không được khóc to, không được đánh trống phát tang, vì sợ tiếng khóc ai oán, thương nhớ đó, tiếng trống phát tang theo nhịp điệu thê thảm đó làm ảnh hưởng đến niềm vui của đấng tối cao đang ngự trị trong lầu son, gác tía. Thi hài của người quá cố cũng không được đưa ra các cổng lớn như An Hòa, Đông Ba, Thượng Từ mà phải đưa ra cổng phụ.


Thi hài của bà Hoàng Thị Loan, được bà con lao động trong phố Đông Ba phải dẫn qua cổng Thanh Long, qua sông Gia Hội, vượt sông Hương lên táng ở núi Tam Tầng, thuộc dãy núi Ngự Bình, bên hữu ngạn dòng sông Hương thơ mộng của kinh thành Huế. Đường từ nhà lên huyệt mộ khá xa, đám tang bà Hoàng Thị Loan thật lạnh lẽo, đơn thương:


“Đường dài một sáng trời trong,


Người đi đưa đám mấy dòng leo teo.


Áo quan phất giấy hồng điều,


Nắp trên mẫu nến cắm theo dãy dài.


Bát cơm quả trứng sơ sài,


Đặt ngay chính giữa cắm vài nén hương.


Gánh khiêng có tám dân phường,


Chú Lần cầm đuốc dẫn đường đám tang.


Bà Tâm đi ở cuối hàng,


Cậu Cung lẽo đẽo theo ngang bên bà.


Phòng ngừa gió núi buốt da,


Áo sờn, áo cũ mặc ba bốn tầng.


Mới chăng chỉ chiếc khăn tang,


Một màu trắng lạnh chứa ngàn xót xa.


Vải này tay mẹ dệt ra,


Định cho con áo mặc qua tháng ngày.


Ai ngờ đang chục gang tay,


Sinh em ngừng dệt, ngắn dài dở dang.


Vô tâm mà khổ vô vàn,


Xa con me dệt khăn tang trước rồi”.


Sau tết Tân Sửu (1901), nhận được tin vô cùng đau xót, cả nhà bàng hoàng, cả họ lo lắng, Nguyễn Sinh Sắc vội vàng trở vào kinh đô Huế, cảm ơn bà con lao động láng giềng đã mai táng bà Hoàng Thị Loan chu toàn, nén đau thương lên núi Tam tầng trong dãy Ngự Bình thắp hương bái lạy hương hồn vợ, rồi cùng với cậu Cung bồng bế  Nguyễn Sinh Xin trở về quê hương Hoàng Trù sống nhờ vào sự ôm ấp của bà Nguyễn Thị kép.


Mấy tháng sau, tuy đang trong hoàn cảnh để tang cho bà Hoàng Thị Loan, nhưng kỳ thi Hội Tân Sửu đến, Nguyễn Sinh Sắc đang lâm vào cảnh ngộ bối rối. Tuổi đời đã 38, có 4 con, không kế sinh nhai, không nguồn thu nhập, tất cả nhờ người vợ thân yêu vì sự nghiệp học tập của mình mà phải từ giã cõi đời về chốn vĩnh hằng quá đột ngột, nên đã cố gắng trở lại kinh đô Huế, kịp đua chen ở chốn trường thi, một lần nữa thi trí thử tài cùng thiên hạ. Kết quả kỳ thi này, Nguyễn Sinh Sắc đã giành được học vị Phó bảng và trong lễ xướng danh được vua Thành Thái tặng biển “Ân tứ ninh gia” (ơn ban cho gia đình tốt).


Có thể nói bà Hoàng Thị Loan là người xây nền đắp móng, tạo đà quan trọng để ông Nguyễn Sinh Sắc thành đạt trong kỳ thi Hội Tân Sửu (1901). Nhưng khi ông Nguyễn Sinh Sắc đã làm được việc mà người đời cho là hiện tượng “cá vượt vũ môn” thì bà Hoàng Thị Loan không còn trên thế giới trần giang nữa, do đó mặc dù làng Kim Liên có tặng thưởng cho 200 quan tiền, nhưng ông Sắc không dành tổ chức lễ ăn mừng trong dịp vinh quy bái tổ mà để giúp người nghèo làm kế sinh sống.


Tháng 5 năm 1906, triều đình Huế có giấy vời ông Sắc vào giữ chức Thừa Biện ở bộ Lễ Nghi, khi đi ông đã đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế học tập. Ngôi mộ bà Loan trên dãy núi Ngự Bình vẫn được cha con ông Sắc chăm chút hương khói ấm cúng. Đến ngày 1 tháng 7 năm 1909, triều đình Huế chuyển ông Sắc đến làm tri huyện Bình Khê, tỉnh Bình Định, Nguyễn Sinh Khiêm trở lại sống ở quê nhà Kim Liên, Nguyễn Sinh Cung sau khi tham gia cuộc biểu tình chống thuế tháng 5 năm 1908 của đồng bào Thừa Thiên Huế, lần theo bờ biển đi vào các tỉnh phía nam, đến ngày 5 tháng 6 năm 1911 xuống con tàu Đô dốc Latouche Tréville, vượt qua trùng dương đi sang các nước phương Tây, mở đầu cho hành trình cứu nước dài 2 vạn km, với 30 năm (1911-1941) vượt qua 28 nước khắp Âu, Mỹ, Á, Phi. Quãng thời gian dài 13 năm (1909-1922), ngôi mộ bà Hoàng Thị Loan tuy không có sự hương khói của người thân trong gia đình, nhưng có sự quan tâm của bà con lao động sống ở khu phố Đông Ba và những người thân quen trong kinh thành Huế.


Cũng trong thời điểm này, ở quê hương Kim Liên, người con gái đầu lòng của bà Hoàng Thị Loan là Nguyễn Thị Thanh, được nhân dân tôn vinh là Bạch Liên nữ sĩ, đã hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Để giải phóng dân tộc, tới ngày 25 tháng Chạp năm Đinh Tỵ (1917) ngày 5 tháng 2 năm 1918 Nguyễn Thị Thanh Phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lây trộm súng trong doanh trại của lữ đoàn lính khố xanh đóng tại thành Vinh. Bị địch phát giác nên cô Nguyễn Thị Thanh bị chúng nhốt vào nhà tù tra tấn dã man. Ngày 4-6-1918, thực dân Pháp chỉ thị cho bọn phong kiến Nam Triều mở phiên tòa số 80 xử phạt Nguyễn Thị Thanh 100 trượng và 9 năm khổ sai. Ngày 2/12/1918, chúng đày Nguyễn Thị Thanh vào giam tại nhà lao Quảng Ngãi. Án sát tỉnh Quảng Ngãi lúc đó là Phạm Bá Phổ có người vợ bị bệnh đau ở vú không cho con bú được. Nhiều thầy thuốc trong vùng ra sức cứu chữa nhưng không khỏi. Thương người phụ nữ bị bệnh hoạn như vậy, Nguyễn Thị Thanh đã dùng phương thuốc nam của mình chữa cho, ít ngày sau bệnh khỏi, dòng sữa con bú được phục hồi. Từ đó Phạm Bá Phổ rất kính nể cô Nguyễn Thị Thanh.


Thấy cô Thanh là ngừơi xinh đẹp, thông minh, Phạm Bà Phổ muốn đưa về nhà riêng làm hành dịch và dạy cho con cái học.


Quy chế của thực dân Pháp và triều đình Huế cấm việc đó, nhưng tên Xô chi nhánh mật thám Trung kỳ, là người anh kết nghĩa của Phạm Bá Phổ đã cho phép Phổ đưa cô Thanh từ nhà tù về ở trong nhà riêng của mình. Đây là một biệt lệ.


Năm 1922, Phạm Bá Phổ được bọn thực dân Pháp nâng đỡ, chỉ thị cho triều đình Huế thăng cho Phổ làm tham tri bộ hình. Phạm Bá Phổ ra kinh đô Huế cũng đưa Nguyễn Thị Thanh ra Huế luôn.


Ra kinh đô Huế được ít lâu, cô Thanh yêu cầu Phạm Bá Phổ để cho cô tách khỏi nhà riêng của y và chịu sự quản lý của bọn thống trị ở Huế theo chế độ tù án trí.


Để người mẹ kính yêu phải nằm lại một mình ở kinh thành Huế xa cách quê hương Kim Liên gần 400km, lòng day dứt khôn nguôi nên khi được chuyển sang chế độ án trí, Nguyễn Thị Thanh tìm cơ hội cùng với mấy người bạn gái thân thiết đã bí mật lấy hài cốt bà Hoàng Thị Loan, dùng nước thơm rửa sạch gói vào tấm lụa quý, cho vào một cái túi đẹp giống như hành lý của người khách đi đường rồi đi bộ theo đường Thiên Lý, hơn hai tuần lễ mới về đến quê hương Kim Liên. Trên đường đi nhiều lúc mệt nhọc, túi đựng hài cốt bà Loan đè nặng trĩu trên vai cô Thanh. Cô Thanh lại thành thật khấn: Mẹ mang con trong lòng 9 tháng 10 ngày, mẹ phấn khởi chịu đựng, nay con đưa mẹ trở lại quê hương Kim Liên, mẹ phù hộ cho con chân cứng đá mềm, để con đưa mẹ về quê được nhẹ nhàng. Mỗi lần câu khấn thành tâm như vậy, cô Thanh thấy túi hài cốt của mẹ dường như cũng có phần nhẹ hơn. Ngày đi, tối nghỉ, khi vào nhà ai ngủ nhờ, túi hài cốt treo ngoài bụi rậm. Trí tuệ minh mẫn và dũng khí mãnh liệt của người con chí hiếu đối với mẹ đã giúp cho cuộc hành trình đầy mạo hiểm của Nguyễn Thị Thanh không hề gặp cản trở, khó khăn gì. Quả thật, theo tập tục hồi ấy, đưa một bộ hài cốt đi xa như vậy không dễ dàng gì, nhưng Nguyễn Thị Thanh đã làm thành công tốt đẹp. Bà con họ hàng, quê hương đã chân thành đánh giá đây là một việc làm phi thường đối với người con gái hành động, lo liệu một thân một mình.


Hài cốt bà Hoàng Thị Loan được yên vị trong khu vườn nhà ông Nguyễn Sinh Sắc tại làng Kim Liên.


5/ Huyệt đất Ao Hồ trong tầm nhìn của người con trai chí hiếu.


Nguyễn Sinh Khiêm, người con trai cả của ông Sắc và bà Loan cũng là người có chí khí, giàu tinh thần yêu nước và hoạt động cứu nước dưới ngọn cờ chính nghĩa của Phan Bội Châu, trực tiếp tham gia phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới sự lãnh đạo của Đội Quyên và Đội Phấn. Năm 1913, tuy mới 25 tuổi, nhưng là người thông minh, có nhiều hiểu biết, có lòng thương dân nên được nhân dân làng Kim Liên tín nhiệm cử giữ chức Hương hào.


Hoạt động với cương vị Hương hào, là hoạt động bề ngoài để che mắt địch, thực ra lúc này, Nguyễn Sinh Khiêm đã bí mật tham gia tổ chức đấu tranh chống Pháp bằng cách vận động tài chính để tiếp tế cho nghĩa quân đang đóng ở căn cứ Bồ Lai (Thanh Chương và Đông Hồ (Tân Kỳ)).
Năm 1914, bọn thực dân Pháp và phong kiến Nam Triều cho rằng Nguyễn Sinh Khiêm biết tung tích tổ chức Đội Quyên, Đội Phấn, chúng mời cậu xuống Vinh vừa hăm dọa, vừa mua chuộc. Chúng đưa cho Nguyễn Sinh Khiêm một số tiền lớn và hứa nếu bắt được Quyên, Phấn sẽ được thưởng nhiều nữa. Nguyễn Sinh Khiêm vui vẻ nhận số tiền đó, song không hề tiêu dùng cho cá nhân đồng nào, mà đã tiếp tế toàn bộ cho nghĩa quân.


Ít lâu sau, sự việc bại lộ. Ngày 1 tháng 4 năm 1914, Nguyễn Sinh Khiêm bị chúng bắt, giam ở nhà lao Vinh. Sau một thời gian tra tấn, truy tìm, ngày 25 tháng 9 năm 1914 chúng mở phiên tòa xét xử và kết án cậu 3 năm tù khổ sai.


Ba tháng sau, Nguyễn Sinh Khiêm phối hợp với thầy giáo Nguyễn Thức Văn, người xóm Trung Hòa, làng Kim Liên tổ chức vượt ngục. Nhưng chưa ra khỏi phòng thì bị bại lộ, chúng lại kết án thêm tội “gây phiến loạn”.


Ngày 6 tháng 1 năm 1915, chúng đưa Nguyễn Sinh Khiêm ra toà án xét xử lại và tăng án lên 9 năm tù khổ sai.


Ngày 31 tháng 7 năm 1915, chúng đày Nguyễn Sinh Khiêm vào làm khổ sai đắp đường tại huyện Ba Ngòi, tỉnh Nha Trang (nay là Khánh Hoà) Nguyễn Sinh Khiêm phải lao động cực nhọc ở đây 5 năm trời. Đến ngày 17 tháng 3 năm 1920, chúng chuyển Nguyễn Sinh Khiêm về giam lỏng ở Huế theo chế độ tù án trí. Mãi đến ngày 6 tháng 2 năm 1940 Nguyễn Sinh Khiêm mới được trở về quê trên một chuyến tàu hỏa khởi hành lúc 6h39 phút.


Sau khi ra khỏi nhà tù đế quốc Pháp(1) được ít lâu, Nguyễn Sinh Khiêm đi khắp các  dãy núi trong huyện Nam Đàn và huyện Hưng Nguyên tìm nơi các địa để đưa hài cốt bà Hoàng Thị Loan lên táng ở đó. Cuối cùng Nguyễn Sinh Khiêm tìm được một huyệt đạo trên núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ ở địa phận xã Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang). Hồi đó, theo thuyết phong thuỷ trong dân gian, ở vùng Nam Đàn vẫn truyền tụng câu ca: “Bạch tượng uyển hồ, Hồ trung nhất huyệt, nhất đại đế vương” (nghĩa là ở trên con voi trắng trong xứ Ao Hồ có một huyệt đạo, phát làm vua một đời). Không biết từ lúc nào nhân dân đã huyền thoại câu ca phong thuỷ ấy như sau: “Ở xứ Ao Hồ có một huyệt đất phát một con người, đế chẳng phải đế, vương chẳng phải vương, đi khắp tứ phương, về đứng đầu thiên hạ”.


(1)Do một số hoạt động mang tính chất yêu nước và cách mạng, ông Khiêm lại bị thực dân Pháp và bọn phong kiến Nam Triều bắt và bị xử án tù đến tháng 8 năm 1941, ông mới được ra khỏi nhà lao Vinh (BT).


Nhân dân quanh vùng có đến 36 dòng họ muốn con cháu mình dược làm vua nên đã đưa hài cốt tổ tiên lên táng ở thung lũng Ao Hồ. Theo truyền thuyết nhân dân kể lại là trước đây có một người thuộc dòng họ Nguyễn ở làng Hữu Biệt (nay là xã Nam Giang) đã vào tận Ao Hồ vỡ hoang đất cày trại, làm lều ngủ ở đó. Một đêm trời mưa gió ầm ầm, thổ thần ứng mộng nói rằng, huyệt đế vương này cho dòng họ khác chứ không cho dòng họ Nguyễn nhà con. Người dân họ Nguyễn từ đó dỡ lều về, không dám ngủ trong xứ Ao Hồ nữa.


Ông Nguyễn Sinh Khiêm đã mời các thầy địa lý quanh vùng đến đây bàn bạc xác định huyệt địa linh. Hầu hết các thầy địa lý nói nên xác định trong thung lũng Ao Hồ, nơi đó có tới 36 ngôi mộ của 36 dòng họ cát táng nhưng chưa đắt địa. Sau khi nghiên cứu, quan sát kỹ địa hình, mạch đất, thế núi vùng Ao Hồ, Nguyễn Sinh Khiêm nói với các thầy địa lý: “Nếu táng được huyệt đất trong thung lũng Ao Hồ, thì con cháu chỉ hưởng được lộc trong làng, trong xã. Tôi định đưa hài cốt của mẹ tôi lên mỏm núi Động Tranh thấp, nếu phát thì sẽ ăn lộc cả nước."


Ở huyết cát địa đó có độ cao gần 100m (so với mặt biển), sau lưng có Động Tranh cao làm “huyền vũ” như ngai tựa vững vàng, bên trái có động Khe Cùng làm “tả Thanh Long”, bên phải có động Ao Hồ làm “hữu Bạch hổ”, phía ngay trước mộ có động Dù làm “án sơn” (gọi là Chu Tước), xa xa có ngọn núi cao nhất, có dãy núi Trà Sơn làm Triều sơn hướng chầu về. Phía trước có dòng sông nhỏ chảy từ Nộn hồ qua trước khu mộ chảy về xuôi gặp sông Lam ở ngã ba Hạc, làm tiểu mạch, xa xa phía trước có dòng sông Lam giang lững lờ chảy, có xóm làng hai bên bờ sầm uất trù phú làm đại mạch thủy.


Huyệt đạo này có đại minh đường là cánh đồng Lùm Cựu ở phía ngoài núi Dù rất rộng rãi thoáng đãng.


Theo lý thuyết phong thủy, huyệt đạo này đạt được đủ tiêu chí cát địa hay gọi là linh địa.


Một ngày tốt lành đầu tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942), Nguyễn Sinh Khiêm biện lễ trầu rượu đến làm thủ tục xin phép lý trưởng làng Hữu Biệt (nay là Nam Giang) dẫn 2 người cháu thân tín là Nguyễn Sinh Vinh ở xã Kim Liên (nay đã trên 80 tuổi, đang còn sống) và Nguyễn Luận ở Hữu Biệt (mới chết cách đây mấy năm), lên đào chính huyệt rải rác sườn núi Động Tranh thấp. Đêm về khuya, một mình Nguyễn Sinh Khiêm lặng lẽ khấn vái xin phép thổ thần xứ Ao Hồ rồi đặt hài cốt bà Hoàng Thị Loan xuống một trong chín huyệt đã đào sẵn, lấp đất lại, sáng hôm sau hai người cháu chỉ việc lấp đất đá cả chín huyệt cho bằng như cũ. Như thế, hài cốt bà Hoàng Thị Loan đưa từ khu vườn quê nhà lên ngọn núi Động Tranh thấp được táng bằng và bí mật, kể cả hai người cháu thân tín cũng không biết cụ thể ở chỗ nào. Kỳ giỗ lần thứ 49 của cụ Hoàng Đường (ngày 7 tháng 4 năm Nhâm Ngọ - 1942), Nguyễn Sinh Khiêm đã báo cáo cho bà con thân tín trong họ biết là đã cát táng bà Loan lên mảnh đất cát địa trên núi Động Tranh thuộc dãy núi Đại Huệ. Ông Nguyễn Sinh Khiêm bày tỏ lòng tin vào việc làm chí hiếu của mình đối với người mẹ rất mực kính yêu, và tin tưởng ngôi mộ sẽ phù hộ cho con cháu, dòng họ.


Suy nghĩ việc làm của Nguyễn Sinh Khiêm là theo thuyết phong thủy xưa nay. Thực tế cuộc đời Nguyễn Sinh Khiêm có một thời kỳ đã làm nghề địa lý, phục vụ cho yêu cầu tâm linh của nhiều gia đình trong vùng, được nhân dân ghi nhận. Việc làm của Nguyễn Sinh Khiêm là một việc làm chính đáng để bày tỏ lòng hiếu thảo với người mẹ kính yêu của mình.


Có một điều ngẫu nhiên đã diễn ra trong lịch sử là tháng 3 năm Nhâm Ngọ (1942) khi hài cốt bà Hoàng Thị Loan được đưa lên cát táng trên núi Động Tranh thấp thuộc dãy núi Đại Huệ ở xã Hữu Biệt (nay là Nam Giang) huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, thì tháng 8 năm 1942, ông già Thu ở căn cứ cách mạng, tỉnh Cao Bằng lần đầu tiên lấy tên là Hồ Chí Minh rồi đi sang Trung Quốc để liên lạc với các lực lượng cách mạng của người Việt Nam và lực lượng của đồng minh. Và từ đó tên Hồ Chí Minh là biểu tượng vô cùng cao đẹp là lãnh tụ tối cao và anh linh của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc, xây dựng một đất nước Việt Nam hòa bình, độc lập, tự do, dân chủ, văn minh, cường thịnh.


Mời xem các phần khác:



  1. Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh (Giới thiệu)
  2. Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh - Chương I
  3. Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh - Chương II
  4. Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Động Tranh - Chương III
  5. Huyền thoại huyệt đạo bà Hoàng Thị Loan trên núi Đông Tranh (Phụ Lục - Về Quê Bác)

 




    Chân dung iPad 5 và iPad Mini 2 trước giờ ra mắt

    Posted: Thứ Hai, 28 tháng 10, 2013 by Unknown in Nhãn:
    0

    Chân dung iPad 5 và iPad Mini 2 trước giờ ra mắt


    Thay đổi kiểu dáng, thêm màu sắc mới và cấu hình mạnh hơn là những tin đồn được nói đến nhiều nhất về bộ đôi sản phẩm máy tính bảng mới của Apple. 



    iPad thế hệ 5 và iPad Mini thế hệ 2 gần như chắc chắn sẽ ra mắt tại sự kiện riêng được Apple tổ chức vào ngày 22/10 (0h đêm mai, giờ Việt Nam). Tuy chưa từng được nhà sản xuất đưa ra bất kỳ thông tin xác nhận nào nhưng hàng loạt tin đồn về bộ đôi sản phẩm mới đã xuất hiện dày đặc trên các trang tin nhiều tháng qua.


    iPad thế hệ 5 thay đổi đáng kể về thiết kế, iPad Mini 2 giữ nguyên







    Apple-iPad-5-074-1378696884-3071-1382343

    Bộ vỏ của iPad thế hệ 5 (bên phải) có viền màn hình mỏng hơn. 


    Có cùng màn hình 9,7 inch như các model đi trước nhưng iPad 5 sẽ là lần đầu tiên Apple thực hiện cuộc "cách mạng" về kiểu dáng. Nhờ công nghệ tấm nền tích hợp cảm ứng như iPad Mini, máy sẽ có viền màn hình hai bên mỏng hơn cùng trọng lượng nhẹ hơn hai phiên bản 3 và 4 trước đó. Đây là thông tin được hầu hết các nguồn tin đăng tải đi kèm là các hình ảnh bộ vỏ thực tế nên tính chính xác gần như là 100%.


    iPad 5 vẫn sử dụng lớp vỏ liền khối bằng nhôm như truyền thống. Thiết kế phím Home vật lý duy nhất ở phía trước cùng cạnh dưới có loa ngoài stereo và cổng lightning.


    Trong khi đó, iPad Mini 2 gần như chắc chắn không có sự thay đổi về kiểu dáng mà chủ yếu tập trung vào các thông số phần cứng bên trong. 


    Thêm màu sắc mới 







    ipad-5-5762-1379469251-2381-1382343222.j

    Khay đựng sim tiết lộ màu sắc mới của iPad thế hệ 5. 


    Hình ảnh các mẫu túi đựng khay nano-sim được cho là của iPad Mini thế hệ 2 và iPad thế hệ 5 được trang web tiếng Trung Quốc, CTechCN đăng tải giữa thagns 9 đã tiết lộ khá nhiều về màu sắc của hai sản phẩm này. Điểm đáng chú ý là ngoài hai màu sắc xám và bạc như truyền thống, iPad thế hệ 5 còn có thêm màu vàng. Thông tin này không gây quá nhiều bất ngờ bởi tuần trước Apple cũng đưa thêm màu vàng vào thế hệ iPhone mới. 


    Như vậy, mẫu iPad màn hình lớn sẽ có các màu sắc là bạc (có phần nhựa trên bản 3G màu trắng), xám sáng (màu sáng hơn thế hệ cũ) và vàng. 


    Trong khi đó, dù không thêm màu sắc vàng như người anh em nhưng sản phẩm này nhưng phiên bản màu đen sẽ được thay thế bằng màu xám sáng hơn. 


    iPad Mini 2 chưa chắc có màn hình Retina







    businessinsider-1375320602-500-2051-4669

    Nhiều thông tin trái ngược về màn hình Retina trên iPad Mini thế hệ 2. 


    Trong khi iPad thế hệ 5 vẫn giữ màn hình sắc nét Retina thì iPad Mini mới có thể vẫn chưa sở hữu được trang bị đáng giá này. Thông tin kể trên có thể khiến nhiều người dùng thất vọng bởi màn hình Retina là lý do lớn và phổ biến nhất với những người dùng quyết định không chọn iPad Mini. 


    Ban đầu, các tin đồn đều khẳng định iPad Mini 2 có Retina nhưng khoảng hơn một tháng trở lại đây lại có những diễn biến trái ngược. Gần đây nhất, PhoneArena khẳng định Apple đang thử nghiệm mẫu iPad cỡ nhỏ với màn hình thường và khẳng định đây là sản phẩm sẽ được ra mắt trong hôm tới. 


    Cấm biến vân tay có thể không xuất hiện







    ceWZofrVeH9w-9953-1380334683-3074-138234

    Cảm biến vân tay khó xuất hiện trên hai mẫu iPad mới. 


    iPhone 5S ra mắt tháng trước với cảm biến nhận dạng vân tay Touch ID đã khiến nhiều người dùng chờ đợi tính năng tương tự sẽ có trên iPad thế hệ 5. Cách đây một tuần, trang web Trung Quốc, Ctech cũng đăng tải hình ảnh được cho là bộ cảm biến vân tay của iPad 5 nhưng không thực sự rõ ràng. Thông tin về trang bị này trên nhiều trang web khác cũng rất mơ hồ và khả năng trở thành hiện thực là không cao. Apple cũng không thường có truyền thống đem đến quá nhiều thay đổi trên một thế hệ sản phẩm. 


    Trang bị bộ vi xử lý 64 bit


    Tương tự như iPhone 5S và 5C, hai mẫu iPad mới gần như chắc chắn sẽ trang bị bộ vi xử lý hỗ trợ điện toán 64 bit. Ngoài ra, mẫu iPad thế hệ 5 có thể sở hữu thêm camera độ phân giải 8 megapixel tương tự như iPhone 5. 


    Tuấn Hưng


     

    Những chiếc ‘cào cào’ lịch sử

    Posted: by Unknown in Nhãn:
    0




    Những chiếc ‘cào cào’ lịch sử


    Sự xuất hiện của Honda CR250R hay Yamaha YZ250 tạo nên những mốc quan trọng trong lịch sử dòng dirtbike, loại mô tô chiến binh chinh phục mọi địa hình.



    Dirtbike là tên gọi chung dòng môtô off-road với thiết kế nhanh, nhẹ, linh hoạt. Có nhiều cách phân loại dirtbike nhưng nhìn chung các dòng chính bao gồm Enduro, Motocross, Trial, Supermotard.


    1. Husqvarna 400 Cross 1970





    husqvarna-400-2153-1382326192.jpg

    Chiếc Husqvarna Cross đời 1970 là ngôi sao trong bộ phim tài liệu On Any Sunday của Mỹ năm 1971. Cùng với Steve McQueen và Bruce Brown, chiếc dirtbike đã đưa dòng xe này tới gần công chúng hơn. Husqvarna là hãng con của KTM, có trụ sở tại Australia, chuyên sản xuất các dòng xe địa hình. 


    2. Yamaha YZ250 1975





    yamaha-75-yz250-8794-1382326192.jpg

    Yamaha ra đời dòng YZ để đáp trả lại mẫu Honda Elsinore. Với mức giá 1.890 USD, cao gần như gấp đôi chiếc xe nhà Honda nhưng lại sở hữu những công nghệ tiên phong lúc bấy giờ như giảm xóc monoshock đầu tiên cho xe motocross. Hành trình giảm xóc của xe cũng lớn gấp đôi những xe cùng dòng thời đó. Đến năm 1980, hầu hết các hãng đều bắt đầu áp dụng những công nghệ này cho các sản phẩm của mình.


    3. Yamaha YZ250 1982





    yamaha-82-yz250-3396-1382326192.jpg

    Người tiên phong tiếp theo nhà Yamaha là YZ250 đời 1982, nhưng lại mắc một số nhược điểm. Xe nặng trong khi sức mạnh không lớn  tương xứng với khối động cơ hai thì mà xe sử dụng. Đây cũng là chiếc motocross đầu tiên sử dụng hệ thống làm mát bằng chất lỏng.


    4. Honda CR250R 1988





    honda-88-cr250r-8335-1382326192.jpg

    Đây là mẫu xe hoàn thiện của chiếc CR250R đời 1987. Ngoài ra cũng là chiếc môtô đầu tiên có kiểu cấu trúc thân xe thế hệ thứ hai. Tức là có bình xăng đặt thấp, trọng lượng tập trung vào giữa khung xe, giúp người lái dễ dàng hơn trong việc kiểm soát. Tuy nhiên CR250R 1988 không trở thành một chiếc xe phổ biến bởi lẽ nhiều người không thích khối động cơ đời 1987 những vẫn được sử dụng lại.


    5. Yamaha YZ400F 1998





    yz400f-9824-1382326193.jpg

    YZ400F được coi là chiếc xe có độ tin tưởng cao nhất trong phân khúc, cũng là cái tên duy nhất có vòng tua máy vượt qua giới hạn 12.000 vòng/phút lúc bấy giờ. Mặc dù vẫn tồn tại những nhược điểm nhưng Yamaha YZ400F 1998 vẫn là chiếc motocross quan trọng nhất thập kỷ.


    6. Honda CRF450R 2002





    Honda-CRF450R-2002-3239-1382326193.jpg

    Honda CRF450R sau 4 năm mới thể hiện những gì mà Yamaha YZ400F động cơ 4 thì đã đạt được vào năm 1998. Nhưng ra đời sau nên chiếc "cào cào" nhà Honda nhẹ hơn, nhỏ hơn và dễ điều khiển hơn. Xe không có những vấn đề về động cơ, phanh, phun xăng hay khởi động như YZ400F gặp phải. Cho đến nay đây vẫn là chiếc xe được tin tưởng trong giới biker trên toàn thế giới.


    Đức Huy
    Ảnh: Rideapart
























    0/1000